backupvnz
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
backupvnz

Various


You are not connected. Please login or register

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin


Admin

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  Server
MiniTool Partition Wizard Server Edition



PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ MiniTool Partition Wizard Server Edition


Tên phần mềm : MiniTool Partition Wizard Server Edition

Hãng sản xuất : Symantec Corporation |


Nhãn hiệu : Partition Magic ®

Trang chủ :


Chức năng : Quản lý phân vùng đĩa cứng


Tính năng:

• Dễ dàng di chuyển/định lại kích thước phân vùng mà không bị mất dữ liệu.
• Tạo, format, xóa phân vùng.
• Chuyển đổi định dạng phân vùng từ FAT sang NTFS.
• Ẩn và hiện phân vùng, thiết lập phân vùng hoạt động,…
• Thay đổi kích thước cluster mà không mất dữ liệu.
• Hỗ trợ toàn diện Windows Dynamic Disk Volume.
• Sao chép phân vùng: sao chép toàn bộ phân vùng đến khoảng trống chưa phân bổ theo từng tập tin với hiệu suất cao.
Sao lưu hoặc di chuyển dữ liệu mà không bị mất dữ liệu.
• Khôi phục phân vùng: quét ổ đĩa để khôi phục những phân vùng đã xóa hoặc bị lỗi.
• Sao chép đĩa cứng: sao chép toàn bộ đĩa sang đĩa khác một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Sao lưu dữ liệu đĩa mà không bị mất mát.
• Hỗ trợ đĩa đơn hoặc phân vùng lớn hơn 2 TB.
• Hỗ trợ lên đến 32 đĩa cứng trong một hệ thống.


Điểm mạnh :
• Dung lượng nhỏ gọn chỉ 10.5MB
• Hoạt động trên môi trường Windows và MS-DOS

Hỗ trợ hệ điều hành :
Windows Server 2000 SP4, 2003, Home Server, 2008 R2, Windows Small Business Server 2003, 2008, 2011, Windows XP, 2000 Professional, Vista SP2, Windows 7 SP1 and Windows 8(all editions, 32 bit and 64 bit)


Yêu cầu:
CPU x86 hoặc tương thích với tần số 500MHz
Công suất của bộ nhớ RAM trên 256M


Giải thưởng & Danh hiệu



Tải về MiniTool Partition Wizard Server Edition 7.1 full






PHẦN II
KIẾN THỨC CĂN BẢN VÀ CÁC THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG
(Dành cho người chưa biết gì trích từ ebook và tổng hợp trên internet và đã được edit)



Các khái niệm chung
Ổ đĩa cứng - HDD - Hard Disk Drive - là bộ phận lưu trữ dữ liệu của máy vi tính. Hầu hết các thuật ngữ, khái niệm trong bài đều nằm trong lĩnh vực máy tính hay cụ thể hơn là phần mềm máy tính. Các khái niệm đều tồn tại dạng logic chứ ko ở dạng vật lý.

Partition - là một thuật ngữ phần mềm, nói đến một vùng không gian chứa dữ liệu xác định trên ổ đĩa cứng. Có 2 loại phân vùng là Primary - phân vùng khởi động, dùng để cài đặt hệ điều hành (OS), và Extended là phân vùng mở rộng, trong đó có thể chia nhỏ thành các phân vùng Logical để chứa dữ liệu riêng. Phân vùng Logical không có khả năng khởi động.

Định dạng nói chung của ổ đĩa cứnghay một phần vùng nói lên cách thức lưu trữ, giao tiếp của hệ thống với dữ liệu có trên ổ đĩa hay phân vùng đó. Các định dạng khác nhau do các hãng công nghệ khác nhau tạo ra cho hệ thống của mình. Trong bài chỉ đề cập đến các định dạng của Microsoft Windows.

Ổ đĩa cứng thông thường có 2 định dạng chủ yếu là MBR và GPT. Định dạng MBR sử dụng MBR - Master Boot Record để quản lý toàn bộ ổ đĩa, là định dạng phổ biến hiện nay. Trong khi GPT (GUID Partition Table) là định dạng tối ưu hơn, tuy nhiên lại hơi khó hình dung cũng như sử dụng, được xem là định dạng ổ đĩa cứng trong tương lai. Trong bài, các đĩa cứng được đề cập đều ở dạng MBR. Trong một ổ đĩa định dạng MBR, chỉ cho phép tồn tại tối đa 4 phân vùng Primary, hoặc 3 phân vùng Primary - 1 phân vùng Extended (Gọi là quy tắc 4pri). Phân vùng Primary phải được Set Active mới khởi động được. Đây cũng là 2 lỗi rất thường gặp của người dùng khi tự phân vùng ổ đĩa.

File System - Hệ thống tệp tin hay Định dạng phân vùng: Phân vùng trong các hệ điều hành Microsoft Windows thường có định dạng FAT, FAT32 hay NTFS.

FAT (tên đầy đủ là FAT16), FAT32 là một loại định dạng được sử dụng từ thời MS-DOS và Windows 9x. Ngày nay FAT vẫn còn tồn tại ở các thiết bị lưu trữ như thẻ nhớ, usb flash, ổ cứng di động… Tính bảo mật kém do không hỗ trợ phân quyền. Khả năng chịu lỗi rất kém. Định dạng FAT chỉ hỗ trợ phân vùng có dung lượng nhỏ hơn 2GB và tập tin cỡ đó. Định dạng FAT32 khá hơn khi hỗ trợ phân vùng dung lượng 2TB và tập tin không quá 4GB.

NTFS là định dạng có mặt từ Windows 2000, có khả năng chịu lỗi cao, mã hóa, phân quyền tới từng tệp tin. Với khả năng lưu trữ của các thiết bị hiện nay, có thể tạm coi các kích thước NTFS là không giới hạn. Định dạng NTFS là định dạng rất ưu việt, khuyến cáo nên để tất cả các phân vùng của bạn theo định dạng này, trừ các ổ đĩa di động, usb flash để FAT32 theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cluster size: Coi phân vùng của bạn như một két bia được chia thành nhiều ô, mỗi tệp tin là một (hoặc một vài) chai bia, dù một hay một vài chai thì một ô cũng chỉ chứa 01 chai mà thôi. Vậy 1 ô đó chính là 1 cluster và cluster size chính là kích thước của ô đó. Kích thước càng lớn thì dung lượng bị lãng phí càng lớn, nhưng tốc độ truy xuất lại nhanh hơn nhiều.

Cluster size là thông số riêng của một phân vùng. Để tối ưu: đặt cluster size lớn nếu bạn có nhiều file và các file có dung lượng lớn; ngược lại, nếu bạn có nhiều file dung lượng nhỏ, hãy đặt cluster size nhỏ để dung lượng bị lãng phí ít nhất.


Thao tác phân vùng ổ đĩa
Thao tác phân vùng cho ổ đĩa có thể hiểu là phân chia lại các khoảng không lưu trữ trên đĩa cho phù hợp với mục đích sử dụng.

Dựa trên cấu tạo, cách làm việc của ổ đĩa cứng và hệ thống (đặc biệt là Windows), ta có thể thấy việc phân chia ổ đĩa thành nhiều phân vùng có các ưu điểm sau:

Tách hệ điều hành (OS) và dữ liệu các nhân của người sử dụng. Giúp quản lý, sao lưu, phục hồi… với OS mà không ảnh hưởng tới dữ liệu.
Sử dụng nhiều OS trên cùng một đĩa cứng.
Tạo khu vực riêng cho bộ nhớ ảo, tệp phân trang của OS.
Quản lý các vùng dữ liệu độc lập. Một phân vùng lỗi sẽ không ảnh hưởng tới các phân vùng khác.
Dễ quản lý dữ liệu riêng tư bằng các biện pháp cần thiết cho cả một phân vùng (vd: mã hóa)
Tăng tốc độ truy xuất dữ liệu trong một phần vùng: Về mặt phần cứng, đầu từ dễ dàng hoạt động liên tục hơn trong phạm vi hẹp. Về mặt phần mềm, truy xuất tập tin từ bảng quản lý tập tin (vd như $MFT của NTFS) càng nhỏ thì càng nhanh.

Tuy nhiên, phân vùng nói chung cũng có nhược điểm :

Giảm dung lượng lưu trữ của HDD (tăng dung lượng - ngầm - cần để quản lý lưu trữ cho từng phân vùng)
Giảm năng lực lưu trữ thực của đĩa (vd: HDD bạn có 2 phân vùng, mỗi phân vùng còn trống 10GB, bạn không thể copy một file 15GB vào đâu mặc dù HDD của bạn thực sự còn trống đến 20GB).
Tăng khả năng phân mảnh dữ liệu > giảm tốc độ truy xuất chung, giảm khả năng cứu dữ liệu nếu lỗi phân vùng.
Chậm quá trình di chuyển tập tin trong đĩa ( nếu cùng phân vùng, Windows sẽ thực hiện sửa địa chỉ trên MFT - thao tác move coi như xong, nhưng nếu khác phân vùng Windows sẽ phải thực hiện việcmove khối dữ liệu thực sự)
Giảm tốc độ truy xuất dữ liệu trung bình toàn hệ thống: Các khu vực dữ liệu thường xuyên được truy xuất trên toàn bộ đĩa (theo thống kê của Windows) sẽ ko gom đc vào 1 vùng, giảm khả năng tối ưu đường đi của đầu đọc.

Vì vậy, nên chia ổ cứng thành vài phân vùng để quản lý nhưng đừng quá nhiều, trừ các phân vùng hệ điều hành thì các phân vùng dữ liệu: mỗi phân vùng nên để khoảng 20-25% dung lượng của toàn ổ đĩa cứng là tốt nhất.


Phần mềm phân vùng
Phần mềm phân vùng là công cụ đắc lực giúp người sử dụng thực hiện các thao tác phân vùng. Cùng với sự phát triển của ổ đĩa cứng, các phần mềm phân vùng cũng ngày càng phát triển, nhiều chức năng hơn, dễ sử dụng hơn, hỗ trợ các ổ đĩa lớn hơn… Gắn bó từ thuở đầu tiên với ổ đĩa cứng là Fdisk của MS-DOS rồi sau này là Disk Management của Windows, các chức năng có sẵn ở phần mềm của Microsoft đều rất nghèo nàn nhưng được cái an toàn. Các hãng sản xuất phần cứng như Samsung, Maxtor, Quantum, WD đều có các công cụ phân vùng của riêng nhưng đều khó sử dụng, ít hỗ trợ ổ đĩa khác hãng và tập trung vào các chức năng chuyên sâu. Chỉ có các phần mềm của bên thứ 3 như Symatec, Acronis, Easeus hay Gparted của cộng đồng Linux là dễ sử dụng, cập nhật và hỗ trợ nhiều hơn.

Partition Magic (được làm bởi tập đoàn PowerQuest nhưng bây giờ thuộc quyền sở hữu của Symantec) ngưng phát triển từ 2005 đã trở nên quá lạc hậu hay Gparted hơi khó sử dụng trong môi trường Linux. Paragon Partition Manager hay Acronis Disk Director bản cài đặt đều rất đắt đỏ và cồng kềnh - bất tiện.

Bên cạnh Easeus partition manager và Acronis Disk Director Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến anh chị em MiniTool Partition Wizard
nhỏ gọn và hiệu quả không kém 2 phần mềm trên. Đặc biệt có thể chạy trên Windows và môi trường MSDOS.

Những nguyên tắc chung của các phần mềm phân vùng


[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-12-36%20CH


Đây là mô hình theo tỉ lệ tương đối của các phân vùng với nhau giúp người sử dụng dễ hình dung. Phía dưới các phân vùng là chi tiết về định dạng, dung lượng chính xác của các phân vùng đó. Khoảng trống có chữ Unallocated là khoảng không gian chưa được định dạng trên ổ đĩa cứng. Các phẩn mềm phân vùng hiện nay đều có giao diện đồ họa trình bày mô hình theo mẫu này.

Các phần mềm phân vùng đều cho phép xem trước toàn bộ các thao tác trên mô hình - tạo thành một list, sau khi người dùng hài lòng với mô hình phân vùng mới thì ấn nút để "Thực hiện" toàn bộ lên ổ đĩa cứng thật. Sau khi phần mềm thực hiện xong, việc khôi phục lại mô hình cũ là không thể (rất khó). Vì vậy bạn hãy cân nhắc kỹ quyết định cũng như cẩn thận trong từng thao tác của mình.

Tắt và lưu tất cả các chương trình trước khi thao tác phân vùng trên Windows.

Đảm bảo cấp điện đầy đủ cho máy tính khi thực hiện phân vùng (cả trên Windows và trên đĩa cứu hộ). Mất điện khi thao tác phân vùng chưa hoàn thành có thể khiến bạn lỗi đĩa cứng và mất toàn bộ dữ liệu.

Vấn đề thường gặp - tăng giảm kích thước phân vùng
Tăng giảm kích thước phân vùng là yêu cầu rất thường gặp trong quá trình sử dụng máy tính. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần nắm được vài thao tác cơ bản sau.

Tạo phân vùng: là thao tác định dạng cho một khoảng Unallocated để trở thành một phân vùng sử dụng được

Xóa phân vùng: phân vùng bị xóa sẽ trở thành khoảng Unallocated.

Giảm kích thước một phân vùng
- Điều kiện: Phân vùng chưa đầy - chưa sử dụng hết dung lượng.
Ví dụ bạn muốn giảm kích thước phân vùng E


[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-23-34%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-25-56%20CH

Dịch chuyển một phân vùng -
Điều kiện: phải có khoảng Unallocated ở cạnh phân vùng đó.
[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-29-28%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-31-28%20CH


Tăng kích thước một phân vùng -
Điều kiện: phải có khoảng Unallocated ở cạnh phân vùng đó.
[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-35-04%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-39-21%20CH

Tóm lại
Trong thực tế, một yêu cầu tăng giảm kích thước phân vùng sẽ phải kết hợp từ 2 - 3 thao tác cơ bản trên. Một số trường hợp thường gặp như:

Cần tăng dung lượng cho một phân vùng, trước hết cần thực hiện giảm dung lượng 1 phân vùng cạnh nó hoặc xóa 1 phân vùng cạnh nó để có khoảng Unallocated
Cần chia thêm phân vùng thì trước hết giảm dung lượng 1 phân vùng nào đó để lấy khoảng Unallocated rồi tiến hành tạo phân vùng trên khoảng đó.

Tất cả đều kết hợp các thao tác cơ bản, bạn hãy nắm kỹ các thao tác đó để vận dụng.






PHẦN III
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHI TIẾT


CÀI ĐẶT

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%203-47-02%20CH
Click đúp file mới tải về để bắt đầu cài đặt

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%203-52-35%20CH
Next

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%203-52-47%20CH
I accept the agreement > Next

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%203-52-55%20CH
Next

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%203-53-01%20CH
Next

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%203-53-07%20CH
Next

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%203-53-13%20CH
Next

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%203-53-19%20CH
Next

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%203-53-24%20CH
Finish

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%203-54-13%20CH

Logo khởi động chương trình

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%203-54-06%20CH
Điền serial trong file txt > Register > OK

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-01-47%20CH

Đây là giao diện chính của chương trình




  • Vùng 1 là list và chi tiết định dạng, dung lượng các phân vùng có trên ổ đĩa cứng

  • Vùng 2 là mô hình dựa trên tỉ lệ dung lượng các phân vùng, bấm chuột phải vào các phân vùng cũng có tác dụng như trên vùng 1 - list.
  • Vùng 3 - Operations - hiển thị các chức năng, khi chọn một phân vùng nào đó trong list vùng này sẽ hiển thị các thao tác có thể thực hiện với vùng đó (giống y như click chuột phải vào phân vùng). Phía dưới vùng là mục Operations Pending chứa list các thao tác đã thực hiện nhưng chưa có hiệu lực.
  • Vùng 4 là Toolbar, không quan trọng lắm trừ nút Apply (đầu tiên), nút Undo (thứ 2) và nút Discard (thứ 3)
  • Vùng 5 thanh menu chứa một vài tùy chọn chỉnh sửa giao diện, các chức năng như vùng 3 và quảng cáo cho một số tính năng có phí của hãng.



HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHI TIẾT


Áp dụng các thao tác vào ổ đĩa thật


Mỗi thao tác bạn thực hiện đều được ghi lại vào list Pending Operations nằm dưới cùng bên trái giao diện chính

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-41-33%20CH



Sử dụng phím Undo để xóa thao tác vừa thực hiện, phím Apply để thực hiện toàn bộ thao tác trên ổ đĩa thật, phím Discard để xóa toàn bộ thao tác đã thực hiện

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-44-07%20CH

Sau khi sắp xếp công việc, hãy bấm YES để máy tính khởi động lại và để phần mềm hoàn thành nốt.


Tạo phân vùng


Bấm chuột phải vào khoảng trống Unallocated, chọn Create

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-46-44%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-48-45%20CH


Hộp thoại Create Partition hiện ra. Bạn điền vào các mục cần chú ý sau:


  • Partition Label: là nhãn, hay chính là tên riêng bạn đặt cho phân vùng đó
  • Create As: Logical hay Primary. Nhớ quy tắc 4pri
  • File System: định dạng phân vùng, nên để NTFS.
  • Drive Letter: ký tự đại diện cho phân vùng.
  • Cluster Size: để mặc định - Default.




Khung bên dưới là mô hình cho khoảng phân vùng cần tạo. (Nếu phân vùng bạn tạo chiếm hết khoảng Unallocated thì không cần chú ý mục này):


  • Có thể cầm 2 mép có núm tròn để kéo cho phân vùng có kích thước và vị trí vừa ý.
  • Unallocated Space Before: dung lượng khoảng trống bên trái phân vùng sẽ tạo.
  • Partition Size: dung lượng phân vùng sẽ tạo
  • Unallocated Space After: dung lượng khoảng trống bên phải phân vùng sẽ tạo.




Xóa phân vùng


Click chuột phải vào phân vùng cần xóa, chọn Delete

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-49-38%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-50-53%20CH




Thay đổi kích cỡ, dịch chuyển phân vùng


Click chuột phải vào phân vùng đó, chọn Move/Resize

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-52-05%20CH

Cửa sổ Move/Resize Partition hiện ra

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%204-55-16%20CH


Công cụ đơn giản chỉ gồm có mô hình và một số lựa chọn ở dưới. Việc tăng giảm kích thước hay dịch chuyển phân vùng có thể hoàn thành một cách tương đối bằng cách kéo thả 2 núm ở dưới, hoặc dịch toàn bộ khối phân vùng về 2 phía, các thông số phía dưới sẽ tự thay đổi theo.


Định dạng lại phân vùng


Thao tác này sẽ xóa toàn bộ dữ liệu có trên phân vùng và định dạng lại phân vùng đó.
Thực hiện: Click chuột phải vào phân vùng, chọn công cụ Format.

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-04-03%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-05-32%20CH



  • Partition Label: là nhãn, hay chính là tên riêng bạn đặt cho phân vùng đó
  • File System: định dạng phân vùng, nên để NTFS.
  • Cluster Size: tùy bạn





Sao chép phân vùng


Điều kiện để sao chép phân vùng là bạn phải có một Unallocated đủ dung lượng với phân vùng cần sao chép

Thực hiện

Chọn phân vùng cần sao chép click chuột phải chọn Copy
Bản Copy Partition Wizard hiện ra Chọn vào phân vùng Unallocated nhấn Next .(Ở đây vì ổ cứng mình khiêm tốn quá nên không click next được [TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  10


[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%207-23-45%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%207-27-11%20CH
Sáp nhập phân vùng


Click chuột phải vào 1 trong 2 phân vùng cần sáp nhập, chọn Merge

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-08-16%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-10-33%20CH

Tích chọn các phân vùng muốn sáp nhập 1 > Next


[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-11-01%20CH
Tích chọn phân vùng muốn sát nhập 2 > Finish


[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-11-20%20CH

Kết quả

Lưu ý các phân vùng cần sáp nhập phải nằm sát cạnh nhau - liên tục.

Mục Specify a folder name to keep content of the selected partition: đặt tên cho phân vùng mới được sáp nhập theo tên của phân vùng nào trước đó.
Xóa dữ liệu an toàn


Khi bạn Delete Phân vùng, thực chất chỉ có bảng quản lý các tệp tin bị xóa dẫn đến toàn bộ dữ liệu bị tàng hình, thực chất dữ liệu vẫn nằm trên ổ đĩa cứng. Công cụ Wipe Partition của Mini Tool Partition Wizard giúp dữ liệu bị ghi đè bằng một dữ liệu khác, mất hẳn khả năng phục hồi.

Thực hiện:

Công cụ
Wipe Partition có thể thực hiện trên phân vùng, trên một khoảng Unallocated hoặc quy mô cả ổ đĩa

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-15-28%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-15-55%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-16-24%20CH

Sau khi chọn đối tượng, chọn số lần ghi đè thích hợp, bấm OK

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-17-52%20CH

Kiểm tra lỗi


Kiểm tra lỗi ổ đĩa cứng:

Click chuột phải vào ổ đĩa, chọn Surface Test

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-20-13%20CH


Cửa sổ Surface test hiện ra > Click Start Now để thực hiện quá trình kiểm tra

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-20-54%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-21-02%20CH



Quá trình này sẽ tiến hành kiểm tra lỗi trên bề mặt ổ đĩa cứng, các điểm bị hư hại sẽ được đánh dấu để hệ điều hành không sử dụng nữa. Việc kiểm tra này cũng có đôi chút tác dụng với những ổ đĩa hơi kém. Với những ổ đĩa quá kém chắc không có phần mềm nào chữa được, phải dùng đến phần cứng (vd như búa)

Kiểm tra lỗi phân vùng

Click chuột phải vào phân vùng cần kiểm tra, chọn Check File System

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%207-06-12%20CH


Hộp thoại Check File System hiện ra ở đây có 2 chế độ:


  • Check only. (Do not fix detected errors.) : Chỉ kiểm trả nhưng không fix lỗi

  • Check & fix detected errors : Kiểm tra và tự động fix lỗi luôn



Lựa chọn cái nào là tùy bạn > Click Start để thực hiện

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-22-39%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%205-23-08%20CH


Chuyển đổi



  • Chuyển từ FAT/FAT32 sang NTFS: click chuột phải vào phân vùng FAT chọn Convert FAT to NTFS.

  • (Yêu cầu phân vùng còn trống ít nhất 3%)

  • Chuyển từ Primary sang Logical và ngược lại: Click chuột phải vào phân vùng Primary/Logical chọn Modify > Set as Partition Primary/Set as Partition Logical





Một số công cụ khác




  • Set Active/Inactive: chỉ dành cho các phân vùng primary - phân vùng nào được set active sẽ là phân vùng khởi động - Inactive : Loại bỏ phân vùng được set

  • Change Volume label: đổi tên riêng - nhãn phân vùng

  • Change Letter: đổi ký tự đại diện phân vùng. Vì Mini Tool Partition Wizard chạy trên Windows nên ký tự đại diện này chính là ký tự bạn sẽ nhìn thấy trong My Computer và các trình duyệt file khác. Bạn có thể đổi ký tự đại diện theo ý muốn, miễn là ký tự đó chưa có phân vùng nào sử dụng.

  • Explore: công cụ giúp bạn duyệt cây thư mục, xem tên file, dung lượng, ngày tháng tạo file. Vậy thôi.

  • Hide Partition/Unhide Partition: công cụ ẩn/hiện phân vùng. Dữ liệu trên phân vùng còn nguyên nhưng sẽ không xuất hiện trên bất kỳ hệ điều hành nào. Rất ý nghĩa và đơn giản với người dùng nghiệp dư nếu muốn ẩn giấu dữ liệu.

  • Change Serial Number: Đổi mã phân vùng



Tổng kết


Dễ sử dụng, giao diện trực quan, đầy đủ tính năng không thua kém gì nhưng phần mềm quản lý phân vùng khác, đặc biệt dụng lượng nhỏ gọn. Sau bài viết này các bạn có thể thử nghiệm công suất của nó và quyết định lựa chọn nó hay không trong việc quản lý phân vùng PC/Laptop của bạn






PHẦN IV
KHỞI ĐỘNG MINI TOOL PARTITION WIZARD TRONG MÔI TRƯỜNG MSDOS

Để có thể sử dụng cộng cụ này trong môi trường MSDOS trước tiên phải có bộ file BootCD của nó trước đã
Các bạn download file bootcd của mini tool partition wizard tại địa chỉ:





Sau khi download về được file pwhe7.iso. Chạy ra ngoài mua cái đĩa CD 3-4 ngàn về , sau đó bắt đầu sử dụng như sau:



1. Chọn chế độ boot cd từ PC của bạn


2. Bỏ đĩa CD vào


3. Giao diện hiện ra chọn dòng Boot from Partition Wizard Boot Disc

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%208-21-33%20CH

4. Đợi nó load 1 tí

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%208-21-40%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%208-21-46%20CH

5. OK bây giờ đã vào giao diện của chương trình. Cách sử dụng giống hệt những bước trên. [TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  Big_smile

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%208-22-46%20CH

[TUT] Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa bằng MiniTool Partition Wizard Server ngay trong Windows và Môi trường MSDOS  02-04-2012%208-23-30%20CH


Những điều cần lưu ý :
Trong quá trình thực hiện phân chia phân vùng của bạn, không nên di chuyển hoặc sao chép dữ liệu trong phạm vi vùng đang thực thi để tránh hiện tượng delays làm giảm công suất và thời gian hoàn thành

Nên chọn thời điểm thích hợp để thực hiện tốt nhất là những ngày không nằm trong lịch cúp điện để tránh xảy ra mất mát đáng tiếc

Đối với file bootcd của công cụ này chỉ có 39MB nếu bạn burn ra đĩa CD 700MB thì có vẻ hơi phí vì vậy nếu bạn nào có kỹ thuật có thể add ngay trên đĩa cứu hộ hirenboot để kết hợp tối đa công năng.

HẾT

https://modvnz.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết